NHÂN VĂN – GIAI PHẨM: NHỮNG NHẦM LẪN CỦA GIỚI NGHIÊN CỨU VỀ MỘT PHONG TRÀO SÁNG TẠO CỦA NHỮNG VĂN NGHỆ SĨ TRƯỚC NĂM 1975 Ở MIỀN BẮC.

2. BỐI CẢNH XÃ HỘI CỦA PHONG TRÀO NHÂN VĂN – GIAI PHẨM
Khi mà xã hội thông thoáng tư tưởng hơn, các nguồn tư liệu, kiến thức, các quan điểm xã hội và nhân văn, triết học, tiến bộ ngày càng được phổ biến, truyền bá và du nhập vào Việt Nam. Các văn nghệ sĩ đã có nhiều những cải cách và biến tấu, sáng tọa mới trong văn học nghệ thuật. Đã có những nhóm và những cá nhân, phong trào sáng tác, nghiên cứu, trao đổi học thuật và đề xuất lý luận, triết học. Bối cảnh xã hội đó tạo cho Nhân Văn – Giai Phẩm một thế và điểm tựa để nó hình thành, phát triển trở thành một phong trào có được sự quan tâm của xã hội. Ở khía cạnh sáng tác văn học nghệ thuật thì nó thực sự là một phong trào tiếp sức cho cuộc cách mạng văn chương mà anh em Hoài Thanh – Hoài Chân trong THI NHÂN VIỆT NAM gọi là cuộc cách mạng trong văn học với Thơ Mới là điểm nhấn quan trọng nhất. Bởi, với Thơ Mới, văn học Việt Nam đã căn bản thay đổi hoàn toàn.
Tôi nói Nhân Văn – Giai Phẩm mới chỉ là sự kế tiếp và thừa hưởng những thành tựa hay phát triển tiếp trên nền tảng mà Thơ Mới, cuộc cách mạng đầu thế kỷ 20 đã làm, tạo dựng được. Bởi vì, về thực chất, tất cả những sáng tác của các thành viên nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm ở lĩnh vực văn học chưa thực sự tạo nên những giá trị mới, chưa thực sự có được những quan điểm nghệ thuật mới. Cái họ có và mới lại chính là những thực tế mới ở Miền Bắc Việt Nam khi mà chính quyền cộng sản đã và đang xây dựng chính quyền của nó, được đưa vào, thể hiện trong các sáng tác của họ.
Như vậy, Thơ Mới đưa đến cho văn học Việt Nam những nền tảng mà sau đó, có lẽ đến bây giờ, giới sáng tác vẫn đang đi trên con đường đó, và kế thừa nó. Nhân Văn – Giai Phẩm là sự kế tục, nhưng được giới nghiên cứu và quan điểm của những người làm văn nghệ cộng sản xem là Văn học Cách mạng. Có lẽ cái khái niệm, cách gọi tên thể hiện ý chí của chính quyền cộng sản nhiều hơn là những đóng góp mới của Nhân Văn – Giai Phẩm nói riêng và văn học cách mạng nói chung cho văn học nước nhà. Thực tế, bộ phận văn học cách mạng chỉ là lấy nội dung của cách mạng, của đảng cộng sản làm nội dung chính trong sáng tạo nghệ thuật. Và văn nghệ của đảng cộng sản Việt Nam hiểu một cách chân thực nhất chỉ có vậy.
tải xuống (3)
Chúng ta cần thống nhất với nhau rằng: Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng hay toàn dân Việt Nam, cho nên nó huy động mọi lực lượng để nắm toàn bộ các lĩnh vực của đời sống. Văn học nghệ thuật cũng chịu chung số phận, bản chất và cách thức tổ chức, điều hành của Đảng cộng sản Việt Nam dẫn tới sự độc tôn, độc tài trong mọi lĩnh vực. Đảng CSVN lãnh đạo văn học nghệ thuật, bởi vậy, lẽ dĩ nhiên, nó buộc bộ phận này, tức là giới sáng tác phải đi theo sự chỉ đạo, điều hành, hay như chúng ta vẫn thường diễn đạt là theo quan điểm của Đảng CSVN trong lĩnh vực văn học nghệ thuật – cả sáng tác lẫn lý luận, nghiên cứu, dịch thuật, xuất bản, báo chí, truyền hình, phát thanh, mạng xã hội (hiện nay) đến các cuộc thảo luận của các cá nhân, hội nhóm… Tất tật phải theo quan điểm của Đảng CSVN.
Chính từ cái nguyên tắc Đảng lãnh đạo và không thể đi ngược lại hay có quan điểm, tư tưởng trái, ngược, đối nghịch hoặc mâu thuẫn, thù địch, không đúng, phù hợp với quan điểm của Đảng…, đã dẫn tới việc tất cả các cá nhân tham gia và liên quan tới Nhân Văn – Giai Phẩm bị đánh án. Có thể khẳng định đó là án chính trị trong văn học nghệ thuật. Một án chính trị theo nghĩa: những cán bộ, đảng viên, công – viên chức của Đảng CSVN vi phạm các điều cấm hay quan điểm của Đảng CSVN. Và mức vi phạm là trầm trọng, hoặc được cho là nghiêm trọng, cần phải được chỉnh huấn, cải tạo, để làm thay đổi suy nghĩ, để chấm dứt hẳn phong trào đó và không một ai trong số họ có cơ hội để nghĩ tới chuyện thực hiện tiếp hay đấu tranh tiếp để chống lại. Vì vậy phải xét xử và bắt phải tù đày, cải tạo như ở thời Cách mạng Văn hóa. Sự quyết tâm như vậy của Đảng CSVN còn là để tạo nên một tiền lệ mà những người đi sau khi nhìn thấy, nghe thấy hay bị khép vào tội danh đó đều phải sợ hãi. Người ta tránh xa, chấp nhận tất cả chỉ để không bị quy kết, bị đưa vào diện như những cá nhân trong nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm.
Có vẻ như Đảng CSVN đạt được mục tiêu của mình, với một sự tàn bạo và thâm độc hết mức giành cho những trí thức, văn nghệ sĩ cùng chiến tuyến, người mình như trong vụ Nhân Văn – Giai Phẩm.
Thời điểm Nhân Văn – Giai Phẩm ra đời và phát triển thành một phong trào, là thời điểm mà Hồ Chí Minh, Đảng CSVN đang ra sức phổ biến một lượng lớn sách, tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực của Trung Quốc ở Việt Nam. Nói đó là một cuộc “Hán hóa” ở thời kỳ mới có lẽ cũng không sai. Và lãnh đạo Đảng csvn muốn áp đặt hệ tư tưởng, quan điểm từ các sách, tài liệu của Trung Quốc vào Việt Nam, biến nó trở thành nguồn tư tưởng, văn hóa chủ đạo ở Việt Nam. Gần như tất cả các trí thức ở Miền Bắc lúc đó đều được huy động tham gia vào sự kiện này của Đảng csvn với nhạc trưởng thực sự là Hồ Chí Minh.
Cần thiết phải nhắc lại là, xã hội Việt Nam lúc đó vừa mới thoát ra khỏi những cuộc cải cách trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, hầu hết các trí thức đều hiểu và biết phải tuân phục sự lãnh đạo của Đảng csvn. Nếu có ai đó cho rằng: có sự trung dung hay bất hợp tác với Đảng csvn là điều cần thiết phải gạt bỏ, đó chẳng qua là cái nhìn của những người ngoài cuộc và hậu bối, không thể hiểu hay biết được thực chất sự việc.
Nhân đây, người viết xin đưa một dẫn chứng của chính gia đình người viết để khẳng định điều này. Bên họ ngoại của người viết, tức bên dòng họ Nguyễn Thọ ở Nhân Thành, Yên Thành, Nghệ An, là họ của ông ngoại người viết, là một dòng họ có truyền thống học hành, thi cử và đỗ đạt vào bậc nhất ở đất Nghệ Tĩnh xưa. Dòng họ này tính từ thế kỷ 15, 16 tới thế kỷ 20, gần như ở thế hệ nào cũng có người đỗ cao, hầu hết là Thái Học Sinh – tức là đỗ đầu Tiến sĩ trong một kỳ thi. Đặc biệt, ở giai đoạn sau, thế kỷ 18, 19 còn có người đỗ Thái Úy – là đỗ đầu về quan võ. Trước đây chừng 6, 7 năm, tôi có đăng tải một bức ảnh chụp sơ đồ gia phả dòng họ, và đã có những chuyên gia Hán nôm vào khẳng định gia phả đúng. Ngay cả cán bộ của Sở Văn hóa Nghệ An cũng vào xác định và cho biết: về truyền thống đỗ đạt thì dòng họ Nguyễn Thọ – là họ bên ngoại của tôi – là dòng họ giàu truyền thống đỗ đạt nhất ở Nghệ An, và thực sự ngành văn hóa chưa tìm được một dòng họ nào ở Nghệ Tĩnh có thể sánh với dòng họ này. Về quan tước thì không – chưa có tư liệu để biết – có người làm chức cao, nhưng về đỗ đạt thì số một. Và theo lời kể của Bà Ngoại tôi – Phan Thị Cởn – thì ông ngoại tôi là một nạn nhân của Đảng csvn, ông là người tài giỏi, có uy tín, được Đảng csvn mời ra giúp đảng, làm quan nhưng ông từ chối và vì vậy bị đảng csvn hãm hại. Theo bà ngoại tôi thì khi ông ốm đã bị một cán bộ đảng cs lừa cho uống thuốc độc dẫn đến tử vong. Nguyên do là ông quyết không làm việc, hợp tác với Đảng csvn.
Từ câu chuyện này, tôi chỉ muốn khẳng định rằng: không có bất cứ một sự trung dung hay bất hợp tác, tuân phục nào dưới thời đảng csvn mà được dung thứ.
Dẫn chứng thứ hai là chuyện P.GS Phan Ngọc, theo tôi được biết thì chính P.GS Phan Ngọc là người phải cấp tốc xin lệnh tha, hoãn tử hình cha của mình: cụ Phan Võ từ Hà Nội về Nhân Thành, Yên Thành, Nghệ An để cứu cha đang bị giam chờ ngày xử tử. P.GS Phan Ngọc lúc đó là một cán bộ trong Quân đội. Và sau này thì cụ Phan Võ ra Hà Nội, được sự cho phép của Hồ Chí Minh đã chuyên tâm vào việc xây dựng và phát triển Y học cổ truyền, ông có thể được xem người có đóng góp quan trọng cho sự hình thành và phát triển ngành Y học cổ truyền ở Việt Nam dưới thời đảng csvn.
7ab0e0bf28273e7a135cb14107c2d328_LP.GS Phan Ngọc
Hai câu chuyện trên là dẫn chứng đủ sức thuyết phục rằng không có bất cứ một sự bất hợp tác, bất tuân hay trung dung, không phục vụ chế độ cộng sản nào mà người trí thức, quan lại cũ của phong kiến được tồn tại. Cộng sản diệt hết tất cả. Tất cả các trí thức, quan lại cũ  – phong kiến hay thân pháp – đều chung số phận, họ chỉ có hợp tác, tuân phục hoặc xin được không phục vụ đảng csvn do sức khỏe kém. Còn nữa đều bị buộc phải phục vụ chế độ cs, đi ngược lại đều bị loại bỏ bằng nhiều cách hãm hại, tiêu diệt khác nhau. Chế độ đó không có bất cứ sự khoan dung nào, nhất là với những nhóm: trí, phú, địa, hào, quan hay thân Pháp.
Với cái bối cảnh như vậy thì Nhân Văn – Giai Phẩm hình thành và phát triển được thành một phong trào ngay ở đất Bắc, ở chính trong lòng chế độ và đang bị nhiều người cố tình diễn giải nó là một phong trào tiến bộ theo nghĩa là nó đòi hỏi tự do, dân chủ, tiến bộ, công bằng, nhân văn cũng như tự do tư tưởng, sáng tác, học thuật là điều không thể chấp nhận được. Vừa mới trải qua những biến cố như vậy, hầu hết các nhân vật trong Nhân Văn – Giai Phẩm hiểu hơn ai hết cái bản chất của chế độ. Họ có thể chơi dao hai lưỡi, nhưng đến mức như Nhân Văn – Giai Phẩm và hiểu theo cái nghĩa mà nhiều người muốn lái nó theo như trình bày ở trên và đã nói ở Phần 1 của bài viết này là điều phi lý. Có thể xem những người thuộc phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là thế hệ thứ 2, phần lớn họ đều hiểu những biến cố đã xảy ra với thế hệ trí thức, nhân kiệt ở thế hệ thứ nhất – 1- khi đảng csvn nắm quyền. Do đó, cái thực chất của phong trào hay nói đúng hơn là của một nhóm các nhân vật tạo nên, tham gia Nhân Văn – Giai Phẩm khác khá xa so với sự tưởng tượng, và có phần nào là quy chiếu theo suy nghĩ của nhiều người.
Tôi khẳng định có sự cố tình lái dư luận, sự hiểu biết của người ngoài cuộc lẫn thế hệ sau một cách có chủ đích đối với phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm. Họ không né tránh bản án đã xử, cái án của các cá nhân bị xét xử hoặc bị hãm hại, trù dập, nhưng họ thấy cái tất yếu của sự tiến bộ, thấy khao khát của nhân dân, thấy rõ cái sai của Đảng csvn. Do đó, việc lái hay định hướng, chuyển phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm theo xu hướng tiến bộ chung, hướng tới nhân dân, hướng tới sự chống đối đảng csvn là có thật.
Mấy năm trước, trước năm 2010, khoảng 2007, 2008, tôi có nói về việc P.GS Phan Ngọc, một người cùng thời, và cũng dính án chính trị, cũng có 20 năm úp mặt vào tường. Rồi cũng được chiêu tuyết, xoa dịu, cũng được mời ra làm Phó Thủ tướng Chính phủ của chính quyền Cộng sản. Từng được mời làm Phó Chủ tịch, Chủ tịch tỉnh Nghệ An nhưng ông từ chối. Một người như vậy tại sao không có tên, được đề cập tới và không tham gia hay liên quan, thuộc nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm? Và thời đó, mấy trang mạng xã hội, có đôi tờ báo – giờ không nhớ rõ báo nào – và nhất là trang mạng Wikipedia, đã liên tục có những thay đổi, cắt bỏ rồi thêm bớt tên các thành viên tham gia Nhân Văn – Giai Phẩm, thay đổi nội dung, tính chất và đã bắt đầu hướng nó theo hướng mà nhân dân thực sự mong muốn, giới trí thức tiến bộ ủng hộ, đó là: đối nghịch với Đảng csvn. Họ có khi đưa tên P.GS Phan Ngọc vào danh sách các cá nhân tiêu biểu của phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm, khi thì lại rút ra. Ngày nay, trên trang Wikipedia nội dung tiếng Việt về vụ việc này đã có phần nào trung thực hơn, Và P.GS Phan Ngọc không còn được đưa vào đó nữa.
Như vậy là đã có sự có tình điều chuyển nhân vật và bản chất vụ việc Nhân Văn – Giai Phẩm để nó trở nên đẹp đẽ, gần gũi với nhân dân, xa rời đảng csvn. Đây là thời điểm mà vụ việc đang được xem xét lại, một vài cá nhân đã được phục hồi danh dự và được phổ biến lại các sáng tác của họ. Đang có một cuộc vận động để tất cả các cá nhân khác cũng được như vậy. Do đó, họ muốn làm cho phong trào này trở thành một vụ án có tính chất toàn dân, không phải là vụ việc riêng, nội bộ của đảng csvn. Tất cả những điều tôi trình bày ở đây đều là sự thật, và cá nhân tôi đến bây giờ vẫn muốn biết, người đứng sau giật dây vụ việc này ở thời điểm 2007, 2008 là ai, đảng csvn chủ trương hay là các thân hữu của những người bị án Nhân Văn – Giai Phẩm? Có thể hiểu được phần nào ý đồ của họ như diễn giải ở trên, nhưng còn có mưu ý gì nữa không thì phải để chính những người đó lên tiếng.
Tôi khái quát qua cái bối cảnh của Nhân Văn – Giai Phẩm, và cũng xin nhấn mạnh rằng, sự hô hào, kêu gọi trí thức ở thời điểm đó là nhằm mục đích thực hiện công cuộc phổ biến kiến thức, tri thức theo quan điểm của đảng csvn, và tài liệu, sách chủ yếu của Trung Quốc. Văn hóa và văn nghệ chỉ là một bộ phận của cách mạng Miền Bắc, của chủ trương xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Miền Bắc, do đó, Nhân Văn – Giai Phẩm không thể là một biến tấu ghê gớm như có người mong muốn được. Nó bị dập tắt và trù dập, kết án vì nguyên do là vi phạm quy tắc, quan điểm của đảng lãnh đạo. Rút cục lại là ở chính cái quan điểm, chủ trương: Dân chủ và mở rộng dân chủ, phổ biến và phát triển nhân văn, tự do … Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm đã chỉ làm công việc của nó: tuyên truyền cho đảng, vận động quần chúng cho đảng, ngợi ca đảng và cuộc cách mạng vĩ đại trên quê hương Miền Bắc. Nhưng sự quá đà của những người thuộc Nhân Văn – Giai Phẩm đã dẫn tới cái án tồi tệ. Họ không được giải thích, được sửa sai, vì chế độ không muốn có thêm bất cứ một sự lấn vạch nào nữa, phải trảm để răn đe, và ngăn ngừa, triệt tiêu hoàn toàn những người, nhóm có quan điểm, tư tưởng như Nhân Văn – Giai Phẩm.
Một điểm cần chú ý khác, người ta không chú ý tới việc cùng thời điểm với Nhân Văn – Giai Phẩm, đúng ra là trước khi đánh Nhân Văn – Giai Phẩm một khoảng thời gian ngắn, ở trong Quân đội cũng đã có một cuộc chỉnh huấn, thanh trừng. Nhiều cá nhân bị đấu tố, kết án, tước bỏ quyền, chức vụ, vị trí và bị cô lập. Sau khi dập tắt, ổn định tình hình ở trong Quân Đội, với những cá nhân có quan điểm y hệt nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm, thì đảng csvn mới tiến hành trừng phạt, đánh, tiêu diệt hay triệt tiêu nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm. Trình tự của vụ việc là như vậy. Và phía quân đội được đảng csvn lựa chọn xử lý trước, cũng có lý do là vì các nhân vật trong quân đội được một vài thành viên khởi xướng Nhân Văn – Giai Phẩm kêu gọi, đề nghị thực hiện một phong trào tương tự như Nhân Văn – Giai Phẩm trong quân đội, họ muốn lấy quân đội làm điểm tựa, là người tiên phong và đồng hành cùng. Như thể một thế lực để che chắn cho những nhân vật chủ trương Nhân Văn – Giai Phẩm ở ngoài quân đội. Và do đó, đảng csvn đã chỉnh huấn và ổn định trong Quân đội trước, rồi mới xử lý Nhân Văn – Giai Phẩm bên ngoài quân đội sau.
Tất cả các tài liệu hay công trình, những trang web, bài viết đề cập tới Nhân Văn – Giai Phẩm đều không biết hoặc không hề nhắc tới mối liên quan mật thiết giữa sự việc trong quân đội với nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm. Và họ không thấy được rõ bối cảnh thực sự, những quan hệ chồng chéo, những vụ án trước và cùng với Nhân Văn – Giai Phẩm đã được đảng csvn thực hiện. Họ tách rời Nhân Văn – Giai Phẩm và nhiều người có chủ trương đưa sự việc Nhân Văn – Giai Phẩm theo một hướng khác với bản chất của nó đến với công chúng.
thTPPXQ488Công trình về Nhân văn – giai phẩm và Nguyễn ái Quốc của tác giả Thụy Khuê.
Đảng csvn thì sau thời kỳ đó, đã phải quay lại sử dụng nhiều người, tác phẩm của những cá nhân thuộc nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm nên đã có chủ trương giảm nhẹ án, chiêu tuyết và phục hồi địa vị, quyền lợi cho họ. Cái này là do sự tàn bạo nên văn nghệ không thể phát triển, và những người dù bị xử án, trù dập nhưng họ lại đã từng là đảng viên, cán bộ của đảng csvn, tác phẩm của họ trước thời điểm bị kết án ít nhiều ngợi ca, liên quan tới đảng csvn, và đó lại là tác phẩm có giá trị hơn so với thế hệ sau, thế hệ cầm quyền là hậu duệ chủ yếu của bộ phận lãnh đạo cách mạng vô sản, bộ phận thủ tiêu gần như tất cả nguyên khí của đất nước, nên không thể có những sáng tạo nghệ thuật có giá trị, cũng như tư tưởng và triết học không thể có những cá nhân kiệt xuất. Đó là lý do đảng csvn phục hồi cho Nhân Văn – Giai Phẩm, trả lại tên tuổi và quyền lợi cũng như cho phép sử dụng, lưu hành các sáng tác, tư tưởng của nhóm.
Dẫu vậy, về cơ bản, Nhân Văn – Giai Phẩm theo quan điểm cá nhân tôi, không có nhiều những đóng góp, điều này sẽ được thể hiện ở phần sau, phần cuối, một phần ngắn gọn nhưng sẽ giải quyết triệt để: Nhân Văn – Giai Phẩm thực chất có những gì và nó bị kết án vì cái gì.
Phần này chỉ gợi lại bối cảnh chính và sự vụ, đặc biệt đưa đến một sự kiện quan trọng là vụ việc Nhân Văn – Giai Phẩm trong quân đội, sự xử lý nó. Điều mà không mấy ai biết cũng như đề cập tới. Chuyện về P.GS Phan Ngọc không thuộc Nhân Văn – Giai Phẩm nhưng có lúc, có khi họ muốn đưa ông vào nhóm này như trên Wikipedia tiếng Việt những năm 2007, 2008 mà tôi đề cập tới ở phần trên.
3. 3.1. “Bẻ cung tên, giết chó săn” phải chăng là bản chất của vụ việc Nhân Văn – Giai Phẩm? 3.2. Giới hạn của tự do, dân chủ, nhân văn trong Đảng csvn lộ rõ từ vụ xử lý Nhân Văn – Giai Phẩm!
(Còn nữa…)
TÀI LIỆU THAM KHẢO: